Khu đô thị Vạn Phúc không ngập nước nhờ quy hoạch đồng bộ
Nếu hỏi một người đang sống tại TP.HCM “bạn lo lắng điều gì nhất khi sống ở đây?” Có đến ¾ câu trả lời là “ngập nước”. Trời nắng thì không sao, chỉ cần một cơn mưa đổ xuống hay triều cường đạt đỉnh, nỗi ám ảnh của người dân lại bắt đầu.
Cũng từ đây, công cuộc tìm kiếm một nơi an cư “không bị ngập” của nhiều người bắt đầu. Nhưng sau những cơn mưa và nhìn đâu cũng thấy nước, để tìm được một dự án quy hoạch bài bản không phải là điều dễ dàng. Hiện nay đã có một số dự án được quy hoạch hiện đại, đồng bộ giảm thiểu được tình trạng ngập nước đã thu hút được đông đảo người dân lựa chọn an cư.
Ngập nước – khi nhà giàu cũng khóc
Cơn mưa lớn tối ngày 6/8 và những đợt đỉnh triều cường trong năm 2019 khiến nhiều khu vực ở TP.HCM chìm trong nước. Theo thống kê, chỉ một trận mưa lớn hoặc đỉnh triều cường các khu vực: đường Nguyễn Hữu Cảnh, Đinh Bộ Lĩnh quận Bình Thạnh; Nguyễn Thị Định khu Thủ Thiêm, khu “phố giàu” Thảo Điền quận 2; đường Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Linh quận 7… sẽ trở thành “rốn ngập”.
Tưởng chừng câu chuyện ngập úng chỉ ảnh hưởng đến đời sống của cư dân nghèo sống ở nơi tạm bợ, của thành phố, nhưng thực tế dù những khu vực “khủng”, tập trung giới thượng lưu cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Nhà chị Phan Ngọc Châu nằm trên đường Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Q.2. Được mệnh danh là “khu phố nhà giàu” tuy nhiên, chỉ cần một cơn mưa nặng hạt cũng khiến tầng trệt căn nhà của chị cũng ngập trong dòng nước đen ngòm, hôi thối. Không riêng nhà chị Châu, “khu nhà giàu” Thảo Điền còn là điểm ngập nước của thành phố mỗi khi có mưa lớn và triều cường, khiến cho những “đại gia” sinh sống tại đây ngán ngẩm.
Chán cảnh ngập nước, chị Châu bàn với chồng tìm mua một căn nhà khác ở các dự án quy hoạch tốt, không bị ngập nước. Sau hơn nửa năm loay hoay tìm kiếm, hai vợ chồng chị mới tìm được cho mình một căn nhà ưng ý tại Khu đô thị Vạn Phúc (Van Phuc City). Từ ngày về sinh sống tại đây, gia đình chị không còn nơm nớp lo ngập nước mỗi khi mưa lớn hay triều cường.
Cao độ gấp đôi đỉnh triều cường – Khu đô thị Vạn Phúc không bao giờ ngập nước nhờ quy hoạch đồng bộ
Anh Ngô Tấn Vũ, mua nhà Vạn Phúc City chia sẻ “Hơn 2 năm sống Van Phuc City tôi thực sự hài lòng với chất lượng hạ tầng ở đây, dù mưa lớn đến mấy nước mưa đều được tiêu thoát rất nhanh. Nhớ cuối năm 2019 đỉnh triều cường cao 1,75m, hầu hết TP.HCM đều bị ngập nhưng tại Vạn Phúc City không hề ngập nước. Ở TP.HCM để tìm được một nơi như Van Phuc City quả thật rất hiếm”.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, thiết kế và quy hoạch hiện đại của Vạn Phúc City đã trải qua quá trình nghiên cứu và thẩm định rất lâu với các tiêu chí khắc khe. Theo đó, cao độ xây dựng thiết kế tại Vạn Phúc City là 3,0m gần gấp đôi so với đỉnh triều cường tại TP.HCM (cao độ này đã tính đến biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng trong tương lai).
Hệ thống kênh Sông Trăng, Hồ Đại Nhật rộng 16ha ngoài việc đảm bảo mỹ quan khu đô thị còn có chức năng điều tiết lượng nước cho toàn khu. Khi có mưa lớn, nước mưa sẽ hấp thụ tự nhiên trên phần diện tích mảng xanh (chiếm đến 60% diện tích dự án), phần nước còn lại trên mặt đường, bê-tông sẽ được điều hướng dòng chảy về hồ cảnh quan bằng hệ thống thoát nước hiện đại.
Hệ thống van tự động 10 cửa xả sẽ mở cửa cho nước mưa trong hồ ra sông Sài Gòn. Khi thủy triều lên, hệ thống cửa ngăn triều sẽ tự động đóng lại đảm bảo toàn khu đô thị không bị thủy triều tấn công.
Ngoài ra Vạn Phúc City với thiết kế hiện đại, cộng thêm 3,4km bờ sông Sài Gòn rất thông thoáng, được kè hóa kỹ thuật…Hệ thống cống thoát xây dựng hiện đại, được bảo trì định kỳ đảm bảo không xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Chính nhờ quy hoạch đồng bộ và bài bản và bảo trì định kỳ nên Van Phuc City hoàn toàn không bị ngập nước dù mưa lớn hay triều cường.
Đây cũng là một trong những ưu điểm vượt trội tại Van Phuc City thu hút ngày càng nhiều khách hàng tìm đến. Chỉ sau 5 năm đã có gần 3.000 cư dân an cư, tỉ lệ lấp đầy trên 90%. Với nhiều ưu điểm vượt trội về vị trí, hạ tầng, không gian sống, tiện ích… tiềm năng tăng giá bất động sản tại Van Phuc City cũng ngày càng tăng lên.
Theo Nhịp sống kinh tế